Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Đại biểu Quốc băn khoăn khi trao quyền đấu giá nợ xấu cho VAMC


Quan điểm nêu trên được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự thảo Luật đấu giá tài sản ngày 24/10. Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế - Vũ Hồng Thanh cho biết, vẫn có 2 luồng ý kiến về đấu giá nợ và tài sản bảo đảm.

Một số ý kiến thảo luận cho rằng không nên trao quyền cho VAMC mà cần để một tổ chức độc lập thực hiện đấu giá nợ xấu, qua đó đảm bảo minh bạch, khách quan khi xử lý.

Nhóm ý kiến thứ nhất đề nghị bổ sung quy định về đấu giá và tài sản bảo đảm nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các đơn vị khác. Nhưng một số ý kiến lại đề nghị không nên quy định vào luật, mà giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết.
Góp ý kiến tại phiên thảo luận, Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) cho rằng, dự thảo Luật quy định một số nguyên tắc về việc đấu giá nợ xấu là cần thiết, song cần nêu rõ về hình thức hành nghề của đấu giá viên tại tổ chức đấu giá.
Nhưng đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) lại lo ngại sẽ không bình đẳng nếu để VAMC vừa quản, vừa bán nợ xấu. Ông Cường phân tích, nợ xấu thì cũng là tài sản của Nhà nước, nên khi bán phải thực hiện qua các tổ chức đấu giá khác.
dai-bieu-quoc-ban-khoan-khi-trao-quyen-dau-gia-no-xau-cho-vamc
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) không đồng tình giao cho VAMC quyền tổ chức đấu giá nợ xấu. 
Ảnh: Giang Huy
"Nếu VAMC vừa quản vừa bán nợ xấu thì không bình đẳng. Nếu lại còn được thực hiện theo thủ tục rút gọn thì hết sức lo ngại sẽ tạo ra tiêu cực", ông Cường nói.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Lê Thành Long giải trình thêm về các phương án đấu giá nợ xấu tại dự thảo luật đang khiến nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn. Bộ trưởng Tư pháp cho hay, theo Nghị định 53 sau khi mua nợ xấu, VAMC sẽ bán các khoản nợ này thông qua ký hợp đồng với các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.
Hai phương án bán đấu giá nợ xấu đưa ra trong dự thảo luật, Bộ trưởng Tư pháp cho rằng, dù phương án nào thì cơ bản vẫn phải đảm bảo nguyên tắc để VAMC bán nợ xấu, giải quyết được "cục máu đông" tồn tại trong nền kinh tế lâu nay.
"Về nguyên tắc thì có thể chấp nhận phương án 1 tại dự thảo luật, nhưng cần làm rõ tổ chức này chỉ được bán nợ và tài sản đảm bảo của khoản nợ đó", Bộ trưởng Lê Thành Long nói. 
Dự thảo Luật trình Quốc hội đưa ra 2 phương án về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu:
Phương án 1: Tại khoản 9 Điều 4 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã sử dụng cụm từ “tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam” để sử dụng cho VAMC. Do vậy, xin sử dụng cụm từ này để tiếp thu bổ sung mục 3 gồm 2 điều về đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Chương IV. Đồng thời, bổ sung tại một số điều, khoản quy định chung trong Luật như khoản 2 Điều 2 về đối tượng áp dụng, điểm o khoản 1 Điều 3 về tài sản đấu giá...
Phương án 2: Không quy định về việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cũng như các quyền, nghĩa vụ liên quan đến đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại dự án Luật này để đảm bảo cơ chế thị trường và nguyên tắc đấu giá theo quy định của Luật này. Sau đó, sẽ đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 53/2013 theo tinh thần của Luật này nhằm tránh các hệ lụy pháp lý về mặt tài chính sau khi xử lý nợ và đảm bảo tính phổ quát của Luật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét