Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Săn nấm nghìn đô với chó

Với giá trị lên đến 4.000 euro, tương đương hơn 4.300 đôla mỗi kg, nấm Truffle là một trong những loại nấm khó tìm và đắt hàng đầu thế giới của Italy mà chỉ có chó mới có thể giúp tìm ra được.

Tiền mới của Zimbabwe gợi nhớ về thời lạm phát 500.000.000.000%

Sắp tới, Zimbabwe sẽ ra mắt loại tiền được gọi là bond note - được neo vào USD với giá trị tương đương, bắt đầu với các mệnh giá từ 2 – 5 USD, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Zimbabwe - John Mangudya giữa tuần này cho biết. 

Khả năng Zimbabwe quay lại tiền tệ cũ đang khiến người dân phản đối dữ dội, do sợ sự tái xuất của thời lạm phát phi mã khiến họ phải từ bỏ nội tệ cách đây 7 năm.

Đây sẽ là sự bổ sung cho nhóm ngoại tệ đang được sử dụng từ năm 2009, nhưng hiện thiếu hụt do xuất khẩu suy giảm.

James Sakupwanya - một người bán tạp hóa tại thành phốMutare - phản đối việc này. Anh và nhiều người Zimbabwe khác như mình coi đây là một động thái nhằm quay lại đồng đôla Zimbabwe. "Chúng tôi sẽ phản đối việc này. Đây là loại tiền tệ họ muốn áp đặt chúng tôi sử dụng, để giải quyết cuộc khủng hoảng do chính họ tạo ra", anh cho biết. Thời đỉnh điểm năm 2008, lạm phát của Zimbabwe lên tới 500 tỷ %, khiến nước này sau đó phải từ bỏ nội tệ.
Lần thông báo trước về kế hoạch này cũng thổi bùng làn sóng giận dữ tại thủ đô Harare, dù Chính phủ cho biết số tiền mới được bảo đảm bằng khoản vay 200 triệu USD từ một chủ nợ đa phương. Các ngân hàng hiện phải hạn chế rút tiền mặt để ngăn người dân trữ USD - đồng tiền được sử dụng trong 95% giao dịch nước này. Trong khi đó, một số cửa hàng cho biết đã hết sạch hàng hóa thiết yếu.
tien-moi-cua-zimbabwe-goi-nho-thoi-lam-phat-500000000000
Tờ 100.000 tỷ đôla của Zimbabwe. Ảnh: AP
Zimbabwe đang lâm vào một cuộc khủng hoảng thanh khoản, khiến Chính phủ phải hoãn trả lương nhân viên vài tháng gần đây. Hồi 9/9, Bộ trưởng Tài chính - Patrick Chinamasa cho biết họ có thể cắt giảm 25.000 công chức do không thể chi trả lương. Zimbabwe hiện nợ các tổ chức như IMF, World Bank, ADB khoảng 9 tỷ USD, và đã quá hạn 1,8 tỷ USD lẽ ra phải trả hồi tháng 6.
Ngoài USD, người Zimbabwe còn dùng 8 ngoại tệ khác, trong đó có rand Nam Phi, euro, bảng Anh và NDT Trung Quốc. Thuyết phục người dân dùng bond note sẽ là việc rất khó khăn, do nó gợi lại ký ức không mấy tốt đẹp về nội tệ.
Bên cạnh đó, Naome Chakanya – nhà kinh tế học tại Viện nghiên cứu Kinh tế và Lao động ở Harare cho biết bond note cũng không thể giải quyết các vấn đề cấu trúc của nền kinh tế. Zimbabwe khủng hoảng do chiến dịch tịch thu đất trang trại do người da trắng sở hữu, và đưa chúng cho các nông dân da đen được trợ cấp. Việc này đã kéo cả đất nước vào cuộc suy thoái kéo dài gần một thập kỷ, do xuất khẩu - từ thuốc lá đến hoa hồng - lao dốc.
Khoảng 3 triệu trong số 13 triệu người dân nước này hiện vẫn sống ở nước ngoài, theo số liệu của Liên hợp Quốc. Việc làm trong ngành sản xuất đã giảm từ 200.000 năm 2009 xuống 85.000 hiện tại. Trong khi đó, khoảng 4.600 công ty đã đóng cửa trong 3 năm qua.
Giới phân tích cho rằng khi người dân đã phản đối bond note, họ sẽ không dùng nó. Khả năng cao là việc này sẽ khiến thị trường chợ đen cho USD càng phát triển, từ đó gây ra thêm vấn đề cho nền kinh tế. Người ta cũng nghi ngờ khi Chính phủ không nêu rõ tên chủ nợ nào sẽ cho Zimbabwe vay số tiền 200 triệu USD kia.
Vì vậy, khi không có nền tảng vững chắc, bond note sẽ chẳng khác mấy so với bearer check - loại tiền tệ tạm thời với mệnh giá tương đương 100.000 tỷ đôla Zimbabwe, được tung ra trong đỉnh điểm lạm phát 2008.
"Họ đã quên rằng chúng tôi từng phản đối bearer check. Và giờ, chúng tôi cũng sẽ làm điều tương tự với bond note", Sakupwanya cho biết.

10 triệu tỷ đồng tái cơ cấu kinh tế, ngân sách phải ‘gánh’ một phần ba

Báo cáo Quốc hội về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng cho biết nguồn lực thực hiện kế hoạch này trong giai đoạn 2016-2020 được huy động chung từ nền kinh tế, dự kiến khoảng 10,57 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 500 tỷ USD. Ông Dũng vừa có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh kế hoạch này.

Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết riêng kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí được 2 triệu tỷ đồng, là một phần nguồn lực thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.


- Để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ dự định huy động nguồn lực như thế nào?
- Chúng tôi chưa xác định chính xác, chi tiết, nhưng dự kiến Nhà nước sẽ đảm nhận một phần ba, còn lại huy động từ các nguồn lực xã hội khác.
Nhìn chung, chúng ta sẽ cân đối để tái cơ cấu kinh tế từ nguồn lực chung của đất nước, không đặt nặng vấn đề ngân sách Nhà nước mà huy động từ xã hội, các thành phần kinh tế là chủ yếu. Nếu như chỉ đặt vấn đề ngân sách thì không có khả năng để làm.
10-trieu-ty-dong-tai-co-cau-kinh-te-ngan-sach-ganh-mot-phan-ba
Nguồn lực dự kiến để tiến hành kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 5 năm tới lên đến trên 10 triệu tỷ đồng.
- Thu ngân sách hằng năm hiện chưa đến 50 tỷ USD, quy mô GDP khoảng 200 tỷ USD. Ông nghĩ sao khi một phần ba con số 500 tỷ USD cũng là quá lớn so với những con số nêu trên?
- Tất cả nguồn lực sẽ được lồng ghép trong kế hoạch từ nay đến 2020. Cụ thể, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm tới đã bố trí 2 triệu tỷ đồng, chính là một phần của 10 triệu tỷ đồng cho tái cơ cấu và đây cũng chính là nguồn lực của Nhà nước tham gia vào.
- Ngoài ngân sách thì các kênh tài chính khác dự kiến huy động hơn 6 triệu tỷ đồng, làm sao để “khơi thông” được nguồn lực nói trên?
- Có hai vấn đề. Thứ nhất là phải tạo môi trường thuận lợi, minh bạch, thông thoáng để người dân sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư một cách an toàn, hiệu quả. Thứ hai là niềm tin của người dân vào sự phát triển của đất nước, để người ta yên tâm đầu tư, làm ăn.
Việc các cấp, các ngành nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh cũng là để thu hút các nguồn lực đầu tư nước ngoài. Chính phủ trong thời gian gần đây đã rất quyết liệt ở lĩnh vực này, để làm sao Việt Nam ngày càng thân thiện và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
- Thực tế vừa qua có nhiều dự án trăm tỷ, nghìn tỷ lãng phí, trong khi nguồn lực để tái cơ cấu kinh tế lại hạn chế. Làm sao giải quyết vấn đề này, thưa ông?
- Trung ương đã chỉ đạo và Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang tiến hành xây dựng đề án thành lập cơ quan chuyên trách quản lý vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp. Nghĩa là sẽ tách biệt chức năng quản lý Nhà nước và chức năng chủ sở hữu, qua đó các quyết định đầu tư, việc quản lý dự án sẽ được tiến hành chặt chẽ hơn.

Phó thủ tướng nói: Nhà nước không thể cứu mãi các ngân hàng yếu kém

Quan điểm nêu trên được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ khi thảo luận tổ về đề án tái cơ cấu kinh tế, sáng 22/10. Lãnh đạo Chính phủ cho biết tới đây, nhà điều hành sẽ dùng nguồn lực Nhà nước mạnh hơn để xử lý ngân hàng yếu kém, nhất là mạnh dạn thí điểm cho phép phá sản ngân hàng yếu.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh đề án tái cơ cấu kinh tế đang được Chính phủ trình Quốc hội sẽ cho thí điểm việc phá sản ngân hàng yếu kém

Việc này được thực hiện dựa trên cơ sở bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, không để xảy ra hiệu ứng “domino” an toàn hệ thống.



"Nhà nước không thể cứu mãi các ngân hàng làm ăn yếu kém", Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh. Ông Huệ cho rằng việc này sẽ cảnh tỉnh được nhiều ngân hàng cổ phần hiện nay. "Nếu cứ làm ăn yếu kém rồi lại để Nhà nước lo bằng cách mua lại 0 đồng mãi là không thể được", ông nói.
Trước đó, trong tờ trình Quốc hội về đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ cho biết, trong số ít trường hợp, có thể sử dụng một số nguồn lực Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Chính phủ khẳng định kiên quyết xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, lành mạnh hóa thị trường tài chính trong 2 năm tới.
pho-thu-tuong-nha-nuoc-khong-the-cuu-mai-cac-ngan-hang-yeu-kem
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Nhà nước không thể cứu mãi các ngân hàng yếu kém bằng cách mua lại 0 đồng như vừa qua. Ảnh: HT
Tại phiên thảo luận, Phó thủ tướng nhấn mạnh không được lẫn lộn dùng ngân sách Nhà nước và nguồn lực Nhà nước trong xử lý nợ. Thực chất nguồn lực Nhà nước đã được sử dụng để xử lý vấn đề này, khi các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu thì chỉ phải đóng thuế 25%; hay việc cho VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt thông qua tái cấp vốn...
Trước đó, khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 21/10, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho rằng, khi vận hành nền kinh tế theo có chế thị trường thì phải chấp nhận cho giải thể, phá sản. “Ngân hàng yếu kém, bết bát quá thì cứu mãi sao được. Người dân và xã hội cần ồn định, thị trường cần minh bạch mà mình cứ chạy theo các ngân hàng yếu kém là thiếu minh bạch”, ông Dũng nói.
Theo Bộ trưởng Tài chính, lâu nay Nhà nước vẫn dùng ngân sách gián tiếp như yêu cầu các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Phương án này đồng thời cũng đẩy tăng chi phí của các ngân hàng, khiến lãi suất khó xuống thấp. "Nói cách khác, chi phí này người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế phải chịu", ông Dũng phân tích.
Hơn nữa, trích lập dự phòng rủi ro tăng lên sẽ ảnh hưởng đến lợi tức, đến thu nhập doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến ngân sách. Do đó, theo quan điểm của Bộ trưởng Tài chính, ngân sách sẽ không chi khoản nào trực tiếp để xử lý vấn đề nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Thủ tướng: 3 thế mạnh phát triển của nước Việt Nam

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội ngày 22/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với ý kiến của nhiều đại biểu cho rằng tái cơ cấu nền kinh tế là việc khó, vì đất nước đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. 

Người đứng đầu Chính phủ nêu 3 khu vực của nền kinh tế cần tập trung đẩy mạnh trong quá trình tái cơ cấu là nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin.

thu-tuong-3-the-manh-phat-trien-cua-viet-nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu 3 thế mạnh phát triển của Việt Nam. Ảnh:Giang Huy
Từ Đổi mới đến nay cũng đã 30 năm nên phải có quyết tâm chính trị thực sự cao.
“Nếu không đủ quyết tâm sẽ vẫn cách làm cũ, không ăn thua. Ngoài ra, cần bộ máy triển khai công việc này. Có đề xuất là phải thành lập đội đặc nhiệm tái cơ cấu, dám cắt bỏ những gì bất hợp lý”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Cho biết hiện có nhiều lĩnh vực đã và đang tái cơ cấu, như đầu tư công, hệ thống tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp Nhà nước…, Thủ tướng nêu rõ cần phải có nguồn lực để thực hiện các công việc này. Đơn cử nợ xấu đang rất lớn, muốn giải quyết thì “phải bỏ tiền bạc ra, theo quy luật biện chứng thì vật chất giải quyết vật chất, không chỉ nói miệng là được”. 
Thủ tướng lưu ý việc tập trung vào một số thế mạnh của Việt Nam để tái cơ cấu. “Vậy thế mạnh là cái gì?”, Thủ tướng nêu câu hỏi và cho biết sẽ đề xuất với Quốc hội có chính thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao. Thế mạnh này gần như địa phương nào trên toàn quốc cũng có. Ví dụ của Cà Mau là nơi nuôi tôm lớn nhất Việt Nam, với quy mô lên đến 1 tỷ USD. Vậy phải tập trung giải quyết các vấn đề về chất lượng giống, môi trường, thâm canh…
Thế mạnh tiếp theo chính là du lịch. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế hằng năm đến Việt Nam còn khiêm tốn. “Ta hiện có 6-7 triệu khách, trong khi Hong Kong 7,3 triệu dân có 60 triệu khách, Thái Lan 60 triệu khách, Singapore 30 triệu khách”, Thủ tướng nêu số liệu và cho rằng cùng với thu hút khách du lịch quốc tế thì phải chú ý thúc đẩy thị trường nội địa. “Đã có bao nhiêu người dân trong nước đi đến mũi Cà Mau? Bao nhiêu phong cảnh đẹp trải dài trên đất nước ta mà bà con chưa biết hết. Đây chính là thị trường tiềm năng cho du lịch”, Thủ tướng nói.
Thế mạnh thứ ba được Thủ tướng nêu lên là nắm bắt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - nền kinh tế số. “Người Việt thông minh, sáng tạo. Cần đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, nếu không đề cập đến vấn đề này thì chúng ta sẽ lạc hậu”, ông nói.
thu-tuong-3-the-manh-phat-trien-cua-viet-nam-1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu về tái cơ cấu nền kinh tế. Ảnh: Giang Huy
Cũng góp ý vào kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng 5 năm qua, tái cơ cấu nhưng không rõ mô hình. Lần này mô hình được vạch ra là tăng năng suất lao động, đổi mới sáng tạo, phương thức tăng trưởng chuyển mạnh từ chiều rộng sang chiều sâu. Tuỳ từng ngành, lĩnh vực, địa phương sẽ phát triển và tái cơ cấu theo hướng này. 
Theo ông Huệ, chiến lược tăng trưởng trước đây chủ yếu dựa vào xuất khẩu, đầu tư, lần này tăng trưởng phải dựa thêm vào khu vực nội địa. Năm 2016, dân số cả nước khoảng 92,7 triệu người, đây là một thị trường rất rộng lớn, còn rất nhiều dư địa có thể khai thác, không chỉ là người Việt dùng hàng Việt mà còn phải tổ chức lại thị trường trong nước.
Chính phủ kiên quyết giữ trần nợ công
Về trần nợ công hiện đã sát ngưỡng 65% GDP, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói hiện có ý kiến cho rằng nếu không đầu tư lấy gì phát triển, các nước trần 70-100% GDP, Việc Nam có 65% GDP thì sao phải chặn? "Tuy nhiên, Chính phủ kiên quyết giữ trần nợ công", Phó thủ tướng Huệ khẳng định và cho biết Nhà nước sẽ không bỏ tiền cứu những doanh nghiệp thua lỗ, dự án đầu tư không hiệu quả.
Ủng hộ việc kiên quyết giữ trần nợ công 65% GDP, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho hay các nước thường dùng chỉ tiêu kép, nói nợ công phải đi liền với GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh mức thu nhập bình quân đầu người một số nước xung quanh với Việt Nam thì thấy rằng nợ đang rất cao.
Ông Lê Thanh Vân - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội bày tỏ lo lắng về nguồn lực lên tới hơn 10 triệu tỷ đồng, tương đương gần 500 tỷ USD, để tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. “Hiện nay thu ngân sách hàng năm chưa đến 50 tỷ USD, GDP loanh quanh khoảng 200 tỷ USD, lại còn các vấn đề như bội chi, nợ xấu, nợ đọng xây dựng cơ bản... Không biết Chính phủ sẽ xoay sở như thế nào để có nguồn lực tái cơ cấu nền kinh tế lớn như vậy”, ông Vân nói và cho biết vừa qua có ý tưởng huy động trong nhân dân 500 tấn vàng, nhưng ngay cả huy động được chỗ này thì cũng chưa đủ.
“Có lẽ phải tính toán lại, không nên đặt mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá”, ông Vân nói.

Giới siêu giàu chi hàng trăm tỷ USD để mua siêu xe

Bain dự báo doanh số hàng xa xỉ toàn cầu sẽ chạm 1.200 tỷ USD năm nay. 40% số đó được chi cho xe sang. Phần lớn số tiền này đổ vào các loại xe top đầu của các thương hiệu như Mercedes, BMW hay Audi, Claudia D'Arpizio tại Bain cho biết.

Báo cáo mới nhất từ hãng tư vấn Bain cho thấy doanh số bán xe sang toàn cầu có thể tăng 8% năm nay lên cao kỷ lục, vượt mọi hàng xa xỉ khác như nghệ thuật, đồ ăn, khách sạn và rượu.


Tuy nhiên, mức tăng tưởng lớn nhất - khoảng 20% năm nay - lại vào phân khúc xe có giá cao nhất. Thị trường này bị thống trị bởi các thương hiệu như Rolls Royce, Ferrari và Lamborghini.
"Đây là phân khúc nhỏ nhất, nhưng thực sự đang tăng trưởng vượt trội nhất", D'Arpizio cho biết.
gioi-sieu-giau-chi-hang-tram-ty-usd-mua-sieu-xe
Mộti chếc Porsche trưng bày tại Moscow. Ảnh: CNN
Về nhóm khách hàng mua xe, bà cho biết sức tăng trưởng nhanh nhất đến từ Vùng Vịnh, Nga, Indonesia và Trung Quốc. Khách Vùng Vịnh không chỉ mua trong nước. Họ còn đang mua xe tại nước ngoài để sử dụng khi đến ở những căn nhà thứ hai tại đây.
Còn với khách Nga, bất chấp cuộc khủng hoảng trong nước kéo dài gần 2 năm qua, giới siêu giàu vẫn tích cực mua siêu xe. Đồng rouble yếu khiến hàng hóa tại Nga rẻ hơn đáng kể so với những người có nhiều ngoại tệ. Quan trọng nhất, người Nga coi siêu xe là tài sản để tích trữ khi tiền tệ trong nước mất giá.
Tuy nhiên, trong khi xe sang được chuộng, số chuyên cơ bán ra lại đang giảm. Báo cáo của Bain cho thấy doanh số bán chuyên cơ sẽ giảm 5% năm nay, xuống 19,6 tỷ USD. Trong khi đó, du thuyền siêu sang lại gần như không tăng trưởng.

Vinamilk đồng hành cùng người dân vùng lũ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình

Trong hành trình 40 năm thành lập và phát triển,Vinamilk đã dành nhiều tỷ đồng ủng hộ, hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vượt qua khó khăn, mất mát do thiên tai.

Lãnh đạo công ty đã trực tiếp trao nhiều suất quà và số tiền 2 tỷ đồng cho người dân tại 2 địa phương trong các ngày 21-23/10.

Vinamilk vừa tổ chức đoàn công tác trao tặng 1.800 suất quà (mỗi suất một triệu đồng) cho người dân chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt tại Hà Tĩnh và Quảng Bình. Bên cạnh  đó, công ty cũng ủng hộ người dân 2 địa phương 2 tỷ đồng tiền mặt.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, đoàn trao 900 suất quà cho các hộ gia đình ở Cẩm Xuyên, Vũ Quang và Hương Khê. Đặc biệt công ty đã trao tặng sổ tiết kiệm trị giá 6-15 triệu đồng cho 3 trường hợp khó khăn tại Cẩm Xuyên trong đó một gia đình có người thân mất trong đợt lũ vừa qua, một trường hợp là trẻ em mồ côi cha, mẹ bị ung thư và một người già nuôi cháu nhỏ.
900 suất quà cũng sẽ được lãnh đạo công ty gửi tận tay các hộ bị thiệt hại nặng thuộc 9 xã vùng Nam thị xã Ba Đồn của Quảng Bình. Bên cạnh đó, Vinamilk dành 200 triệu đồng để trao tặng những phần quà đặc biệt cho các trường hợp bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản trong bão lũ.
Ông Nguyễn Thanh Tú - Chánh văn phòng, Chủ tịch công đoàn Vinamilk cho biết, đây là khoản tiền của 10.000 cán bộ, công nhân viên công ty trích một ngày lương để đóng góp. Công ty hy vọng với sự hỗ trợ này sẽ giúp người dân 2 địa phương khắc phục hoàn cảnh, vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất và sớm ổn định cuộc sống.
vinamilk-dong-hanh-cung-nguoi-dan-vung-lu-ha-tinh-quang-binh
Hơn 1.800 suất quà và số tiền 2 tỷ đồng trong đợt này là tấm lòng của 10.000 cán bộ công nhân viên của Vinamilk trích một ngày lương đóng góp với mong muốn chia sẻ với người dân miền Trung.
Bên cạnh đó, công ty cũng có nguồn quỹ dành cho các chương trình phát triển cộng đồng, đặc biệt là đóng góp xây dựng Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam, chương trình Sữa học đường Quốc gia.
Năm nay, Vinamilk đóng góp cho chương trình Sữa học đường tại 20 tỉnh, thành trên cả nước với tổng số tiền 20 tỷ đồng, tương đương với khoảng gần 4 triệu hộp sữa cho các em học sinh mầm non, tiểu học. Sau gần 10 năm thực hiện chương trình sữa học đường Quốc gia, tổng số lượng học sinh được thụ hưởng từ chương trình là 380.000 em học sinh với tổng ngân sách trợ giá từ Vinamilk là 92 tỷ đồng.
vinamilk-dong-hanh-cung-nguoi-dan-vung-lu-ha-tinh-quang-binh-1
Ngoài hoạt động kinh doanh, công tác cộng đồng luôn được Vinamilk chú trọng suốt 40 năm qua.
Bên cạnh đó, Vinamilk còn gắn bó với chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam từ năm 2008. Đây là một chương trình hướng đến việc tạo cơ hội cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước được uống sữa dưới sự chủ trì của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam thuộc Bộ Lao động, Thương binh và xã hội.
Tính đến nay, sau hơn 9 năm hoạt động, quỹ đã trao tặng hơn 30 triệu ly sữa cho hơn 373.000 trẻ em khó khăn tại Việt Nam với tổng giá trị tương đương 120 tỷ đồng.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, từ đêm 13/10, các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra Nghệ An có mưa rất to, tâm điểm là Quảng Bình. Mưa lớn kết hợp với nhiều thủy điện xả lũ khiến mực nước sông suối dâng cao, tràn vào làng xã, gây ngập nặng, thiệt hại lớn về người và của ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An.