Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Săn nấm nghìn đô với chó

Với giá trị lên đến 4.000 euro, tương đương hơn 4.300 đôla mỗi kg, nấm Truffle là một trong những loại nấm khó tìm và đắt hàng đầu thế giới của Italy mà chỉ có chó mới có thể giúp tìm ra được.

Tiền mới của Zimbabwe gợi nhớ về thời lạm phát 500.000.000.000%

Sắp tới, Zimbabwe sẽ ra mắt loại tiền được gọi là bond note - được neo vào USD với giá trị tương đương, bắt đầu với các mệnh giá từ 2 – 5 USD, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Zimbabwe - John Mangudya giữa tuần này cho biết. 

Khả năng Zimbabwe quay lại tiền tệ cũ đang khiến người dân phản đối dữ dội, do sợ sự tái xuất của thời lạm phát phi mã khiến họ phải từ bỏ nội tệ cách đây 7 năm.

Đây sẽ là sự bổ sung cho nhóm ngoại tệ đang được sử dụng từ năm 2009, nhưng hiện thiếu hụt do xuất khẩu suy giảm.

James Sakupwanya - một người bán tạp hóa tại thành phốMutare - phản đối việc này. Anh và nhiều người Zimbabwe khác như mình coi đây là một động thái nhằm quay lại đồng đôla Zimbabwe. "Chúng tôi sẽ phản đối việc này. Đây là loại tiền tệ họ muốn áp đặt chúng tôi sử dụng, để giải quyết cuộc khủng hoảng do chính họ tạo ra", anh cho biết. Thời đỉnh điểm năm 2008, lạm phát của Zimbabwe lên tới 500 tỷ %, khiến nước này sau đó phải từ bỏ nội tệ.
Lần thông báo trước về kế hoạch này cũng thổi bùng làn sóng giận dữ tại thủ đô Harare, dù Chính phủ cho biết số tiền mới được bảo đảm bằng khoản vay 200 triệu USD từ một chủ nợ đa phương. Các ngân hàng hiện phải hạn chế rút tiền mặt để ngăn người dân trữ USD - đồng tiền được sử dụng trong 95% giao dịch nước này. Trong khi đó, một số cửa hàng cho biết đã hết sạch hàng hóa thiết yếu.
tien-moi-cua-zimbabwe-goi-nho-thoi-lam-phat-500000000000
Tờ 100.000 tỷ đôla của Zimbabwe. Ảnh: AP
Zimbabwe đang lâm vào một cuộc khủng hoảng thanh khoản, khiến Chính phủ phải hoãn trả lương nhân viên vài tháng gần đây. Hồi 9/9, Bộ trưởng Tài chính - Patrick Chinamasa cho biết họ có thể cắt giảm 25.000 công chức do không thể chi trả lương. Zimbabwe hiện nợ các tổ chức như IMF, World Bank, ADB khoảng 9 tỷ USD, và đã quá hạn 1,8 tỷ USD lẽ ra phải trả hồi tháng 6.
Ngoài USD, người Zimbabwe còn dùng 8 ngoại tệ khác, trong đó có rand Nam Phi, euro, bảng Anh và NDT Trung Quốc. Thuyết phục người dân dùng bond note sẽ là việc rất khó khăn, do nó gợi lại ký ức không mấy tốt đẹp về nội tệ.
Bên cạnh đó, Naome Chakanya – nhà kinh tế học tại Viện nghiên cứu Kinh tế và Lao động ở Harare cho biết bond note cũng không thể giải quyết các vấn đề cấu trúc của nền kinh tế. Zimbabwe khủng hoảng do chiến dịch tịch thu đất trang trại do người da trắng sở hữu, và đưa chúng cho các nông dân da đen được trợ cấp. Việc này đã kéo cả đất nước vào cuộc suy thoái kéo dài gần một thập kỷ, do xuất khẩu - từ thuốc lá đến hoa hồng - lao dốc.
Khoảng 3 triệu trong số 13 triệu người dân nước này hiện vẫn sống ở nước ngoài, theo số liệu của Liên hợp Quốc. Việc làm trong ngành sản xuất đã giảm từ 200.000 năm 2009 xuống 85.000 hiện tại. Trong khi đó, khoảng 4.600 công ty đã đóng cửa trong 3 năm qua.
Giới phân tích cho rằng khi người dân đã phản đối bond note, họ sẽ không dùng nó. Khả năng cao là việc này sẽ khiến thị trường chợ đen cho USD càng phát triển, từ đó gây ra thêm vấn đề cho nền kinh tế. Người ta cũng nghi ngờ khi Chính phủ không nêu rõ tên chủ nợ nào sẽ cho Zimbabwe vay số tiền 200 triệu USD kia.
Vì vậy, khi không có nền tảng vững chắc, bond note sẽ chẳng khác mấy so với bearer check - loại tiền tệ tạm thời với mệnh giá tương đương 100.000 tỷ đôla Zimbabwe, được tung ra trong đỉnh điểm lạm phát 2008.
"Họ đã quên rằng chúng tôi từng phản đối bearer check. Và giờ, chúng tôi cũng sẽ làm điều tương tự với bond note", Sakupwanya cho biết.

10 triệu tỷ đồng tái cơ cấu kinh tế, ngân sách phải ‘gánh’ một phần ba

Báo cáo Quốc hội về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng cho biết nguồn lực thực hiện kế hoạch này trong giai đoạn 2016-2020 được huy động chung từ nền kinh tế, dự kiến khoảng 10,57 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 500 tỷ USD. Ông Dũng vừa có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh kế hoạch này.

Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết riêng kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí được 2 triệu tỷ đồng, là một phần nguồn lực thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.


- Để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ dự định huy động nguồn lực như thế nào?
- Chúng tôi chưa xác định chính xác, chi tiết, nhưng dự kiến Nhà nước sẽ đảm nhận một phần ba, còn lại huy động từ các nguồn lực xã hội khác.
Nhìn chung, chúng ta sẽ cân đối để tái cơ cấu kinh tế từ nguồn lực chung của đất nước, không đặt nặng vấn đề ngân sách Nhà nước mà huy động từ xã hội, các thành phần kinh tế là chủ yếu. Nếu như chỉ đặt vấn đề ngân sách thì không có khả năng để làm.
10-trieu-ty-dong-tai-co-cau-kinh-te-ngan-sach-ganh-mot-phan-ba
Nguồn lực dự kiến để tiến hành kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 5 năm tới lên đến trên 10 triệu tỷ đồng.
- Thu ngân sách hằng năm hiện chưa đến 50 tỷ USD, quy mô GDP khoảng 200 tỷ USD. Ông nghĩ sao khi một phần ba con số 500 tỷ USD cũng là quá lớn so với những con số nêu trên?
- Tất cả nguồn lực sẽ được lồng ghép trong kế hoạch từ nay đến 2020. Cụ thể, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm tới đã bố trí 2 triệu tỷ đồng, chính là một phần của 10 triệu tỷ đồng cho tái cơ cấu và đây cũng chính là nguồn lực của Nhà nước tham gia vào.
- Ngoài ngân sách thì các kênh tài chính khác dự kiến huy động hơn 6 triệu tỷ đồng, làm sao để “khơi thông” được nguồn lực nói trên?
- Có hai vấn đề. Thứ nhất là phải tạo môi trường thuận lợi, minh bạch, thông thoáng để người dân sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư một cách an toàn, hiệu quả. Thứ hai là niềm tin của người dân vào sự phát triển của đất nước, để người ta yên tâm đầu tư, làm ăn.
Việc các cấp, các ngành nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh cũng là để thu hút các nguồn lực đầu tư nước ngoài. Chính phủ trong thời gian gần đây đã rất quyết liệt ở lĩnh vực này, để làm sao Việt Nam ngày càng thân thiện và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
- Thực tế vừa qua có nhiều dự án trăm tỷ, nghìn tỷ lãng phí, trong khi nguồn lực để tái cơ cấu kinh tế lại hạn chế. Làm sao giải quyết vấn đề này, thưa ông?
- Trung ương đã chỉ đạo và Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang tiến hành xây dựng đề án thành lập cơ quan chuyên trách quản lý vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp. Nghĩa là sẽ tách biệt chức năng quản lý Nhà nước và chức năng chủ sở hữu, qua đó các quyết định đầu tư, việc quản lý dự án sẽ được tiến hành chặt chẽ hơn.

Phó thủ tướng nói: Nhà nước không thể cứu mãi các ngân hàng yếu kém

Quan điểm nêu trên được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ khi thảo luận tổ về đề án tái cơ cấu kinh tế, sáng 22/10. Lãnh đạo Chính phủ cho biết tới đây, nhà điều hành sẽ dùng nguồn lực Nhà nước mạnh hơn để xử lý ngân hàng yếu kém, nhất là mạnh dạn thí điểm cho phép phá sản ngân hàng yếu.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh đề án tái cơ cấu kinh tế đang được Chính phủ trình Quốc hội sẽ cho thí điểm việc phá sản ngân hàng yếu kém

Việc này được thực hiện dựa trên cơ sở bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, không để xảy ra hiệu ứng “domino” an toàn hệ thống.



"Nhà nước không thể cứu mãi các ngân hàng làm ăn yếu kém", Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh. Ông Huệ cho rằng việc này sẽ cảnh tỉnh được nhiều ngân hàng cổ phần hiện nay. "Nếu cứ làm ăn yếu kém rồi lại để Nhà nước lo bằng cách mua lại 0 đồng mãi là không thể được", ông nói.
Trước đó, trong tờ trình Quốc hội về đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ cho biết, trong số ít trường hợp, có thể sử dụng một số nguồn lực Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu. Chính phủ khẳng định kiên quyết xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, lành mạnh hóa thị trường tài chính trong 2 năm tới.
pho-thu-tuong-nha-nuoc-khong-the-cuu-mai-cac-ngan-hang-yeu-kem
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Nhà nước không thể cứu mãi các ngân hàng yếu kém bằng cách mua lại 0 đồng như vừa qua. Ảnh: HT
Tại phiên thảo luận, Phó thủ tướng nhấn mạnh không được lẫn lộn dùng ngân sách Nhà nước và nguồn lực Nhà nước trong xử lý nợ. Thực chất nguồn lực Nhà nước đã được sử dụng để xử lý vấn đề này, khi các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu thì chỉ phải đóng thuế 25%; hay việc cho VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt thông qua tái cấp vốn...
Trước đó, khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 21/10, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng cho rằng, khi vận hành nền kinh tế theo có chế thị trường thì phải chấp nhận cho giải thể, phá sản. “Ngân hàng yếu kém, bết bát quá thì cứu mãi sao được. Người dân và xã hội cần ồn định, thị trường cần minh bạch mà mình cứ chạy theo các ngân hàng yếu kém là thiếu minh bạch”, ông Dũng nói.
Theo Bộ trưởng Tài chính, lâu nay Nhà nước vẫn dùng ngân sách gián tiếp như yêu cầu các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Phương án này đồng thời cũng đẩy tăng chi phí của các ngân hàng, khiến lãi suất khó xuống thấp. "Nói cách khác, chi phí này người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế phải chịu", ông Dũng phân tích.
Hơn nữa, trích lập dự phòng rủi ro tăng lên sẽ ảnh hưởng đến lợi tức, đến thu nhập doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến ngân sách. Do đó, theo quan điểm của Bộ trưởng Tài chính, ngân sách sẽ không chi khoản nào trực tiếp để xử lý vấn đề nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Thủ tướng: 3 thế mạnh phát triển của nước Việt Nam

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội ngày 22/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với ý kiến của nhiều đại biểu cho rằng tái cơ cấu nền kinh tế là việc khó, vì đất nước đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. 

Người đứng đầu Chính phủ nêu 3 khu vực của nền kinh tế cần tập trung đẩy mạnh trong quá trình tái cơ cấu là nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin.

thu-tuong-3-the-manh-phat-trien-cua-viet-nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu 3 thế mạnh phát triển của Việt Nam. Ảnh:Giang Huy
Từ Đổi mới đến nay cũng đã 30 năm nên phải có quyết tâm chính trị thực sự cao.
“Nếu không đủ quyết tâm sẽ vẫn cách làm cũ, không ăn thua. Ngoài ra, cần bộ máy triển khai công việc này. Có đề xuất là phải thành lập đội đặc nhiệm tái cơ cấu, dám cắt bỏ những gì bất hợp lý”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Cho biết hiện có nhiều lĩnh vực đã và đang tái cơ cấu, như đầu tư công, hệ thống tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp Nhà nước…, Thủ tướng nêu rõ cần phải có nguồn lực để thực hiện các công việc này. Đơn cử nợ xấu đang rất lớn, muốn giải quyết thì “phải bỏ tiền bạc ra, theo quy luật biện chứng thì vật chất giải quyết vật chất, không chỉ nói miệng là được”. 
Thủ tướng lưu ý việc tập trung vào một số thế mạnh của Việt Nam để tái cơ cấu. “Vậy thế mạnh là cái gì?”, Thủ tướng nêu câu hỏi và cho biết sẽ đề xuất với Quốc hội có chính thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao. Thế mạnh này gần như địa phương nào trên toàn quốc cũng có. Ví dụ của Cà Mau là nơi nuôi tôm lớn nhất Việt Nam, với quy mô lên đến 1 tỷ USD. Vậy phải tập trung giải quyết các vấn đề về chất lượng giống, môi trường, thâm canh…
Thế mạnh tiếp theo chính là du lịch. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế hằng năm đến Việt Nam còn khiêm tốn. “Ta hiện có 6-7 triệu khách, trong khi Hong Kong 7,3 triệu dân có 60 triệu khách, Thái Lan 60 triệu khách, Singapore 30 triệu khách”, Thủ tướng nêu số liệu và cho rằng cùng với thu hút khách du lịch quốc tế thì phải chú ý thúc đẩy thị trường nội địa. “Đã có bao nhiêu người dân trong nước đi đến mũi Cà Mau? Bao nhiêu phong cảnh đẹp trải dài trên đất nước ta mà bà con chưa biết hết. Đây chính là thị trường tiềm năng cho du lịch”, Thủ tướng nói.
Thế mạnh thứ ba được Thủ tướng nêu lên là nắm bắt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - nền kinh tế số. “Người Việt thông minh, sáng tạo. Cần đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, nếu không đề cập đến vấn đề này thì chúng ta sẽ lạc hậu”, ông nói.
thu-tuong-3-the-manh-phat-trien-cua-viet-nam-1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu về tái cơ cấu nền kinh tế. Ảnh: Giang Huy
Cũng góp ý vào kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng 5 năm qua, tái cơ cấu nhưng không rõ mô hình. Lần này mô hình được vạch ra là tăng năng suất lao động, đổi mới sáng tạo, phương thức tăng trưởng chuyển mạnh từ chiều rộng sang chiều sâu. Tuỳ từng ngành, lĩnh vực, địa phương sẽ phát triển và tái cơ cấu theo hướng này. 
Theo ông Huệ, chiến lược tăng trưởng trước đây chủ yếu dựa vào xuất khẩu, đầu tư, lần này tăng trưởng phải dựa thêm vào khu vực nội địa. Năm 2016, dân số cả nước khoảng 92,7 triệu người, đây là một thị trường rất rộng lớn, còn rất nhiều dư địa có thể khai thác, không chỉ là người Việt dùng hàng Việt mà còn phải tổ chức lại thị trường trong nước.
Chính phủ kiên quyết giữ trần nợ công
Về trần nợ công hiện đã sát ngưỡng 65% GDP, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói hiện có ý kiến cho rằng nếu không đầu tư lấy gì phát triển, các nước trần 70-100% GDP, Việc Nam có 65% GDP thì sao phải chặn? "Tuy nhiên, Chính phủ kiên quyết giữ trần nợ công", Phó thủ tướng Huệ khẳng định và cho biết Nhà nước sẽ không bỏ tiền cứu những doanh nghiệp thua lỗ, dự án đầu tư không hiệu quả.
Ủng hộ việc kiên quyết giữ trần nợ công 65% GDP, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho hay các nước thường dùng chỉ tiêu kép, nói nợ công phải đi liền với GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh mức thu nhập bình quân đầu người một số nước xung quanh với Việt Nam thì thấy rằng nợ đang rất cao.
Ông Lê Thanh Vân - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội bày tỏ lo lắng về nguồn lực lên tới hơn 10 triệu tỷ đồng, tương đương gần 500 tỷ USD, để tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. “Hiện nay thu ngân sách hàng năm chưa đến 50 tỷ USD, GDP loanh quanh khoảng 200 tỷ USD, lại còn các vấn đề như bội chi, nợ xấu, nợ đọng xây dựng cơ bản... Không biết Chính phủ sẽ xoay sở như thế nào để có nguồn lực tái cơ cấu nền kinh tế lớn như vậy”, ông Vân nói và cho biết vừa qua có ý tưởng huy động trong nhân dân 500 tấn vàng, nhưng ngay cả huy động được chỗ này thì cũng chưa đủ.
“Có lẽ phải tính toán lại, không nên đặt mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá”, ông Vân nói.

Giới siêu giàu chi hàng trăm tỷ USD để mua siêu xe

Bain dự báo doanh số hàng xa xỉ toàn cầu sẽ chạm 1.200 tỷ USD năm nay. 40% số đó được chi cho xe sang. Phần lớn số tiền này đổ vào các loại xe top đầu của các thương hiệu như Mercedes, BMW hay Audi, Claudia D'Arpizio tại Bain cho biết.

Báo cáo mới nhất từ hãng tư vấn Bain cho thấy doanh số bán xe sang toàn cầu có thể tăng 8% năm nay lên cao kỷ lục, vượt mọi hàng xa xỉ khác như nghệ thuật, đồ ăn, khách sạn và rượu.


Tuy nhiên, mức tăng tưởng lớn nhất - khoảng 20% năm nay - lại vào phân khúc xe có giá cao nhất. Thị trường này bị thống trị bởi các thương hiệu như Rolls Royce, Ferrari và Lamborghini.
"Đây là phân khúc nhỏ nhất, nhưng thực sự đang tăng trưởng vượt trội nhất", D'Arpizio cho biết.
gioi-sieu-giau-chi-hang-tram-ty-usd-mua-sieu-xe
Mộti chếc Porsche trưng bày tại Moscow. Ảnh: CNN
Về nhóm khách hàng mua xe, bà cho biết sức tăng trưởng nhanh nhất đến từ Vùng Vịnh, Nga, Indonesia và Trung Quốc. Khách Vùng Vịnh không chỉ mua trong nước. Họ còn đang mua xe tại nước ngoài để sử dụng khi đến ở những căn nhà thứ hai tại đây.
Còn với khách Nga, bất chấp cuộc khủng hoảng trong nước kéo dài gần 2 năm qua, giới siêu giàu vẫn tích cực mua siêu xe. Đồng rouble yếu khiến hàng hóa tại Nga rẻ hơn đáng kể so với những người có nhiều ngoại tệ. Quan trọng nhất, người Nga coi siêu xe là tài sản để tích trữ khi tiền tệ trong nước mất giá.
Tuy nhiên, trong khi xe sang được chuộng, số chuyên cơ bán ra lại đang giảm. Báo cáo của Bain cho thấy doanh số bán chuyên cơ sẽ giảm 5% năm nay, xuống 19,6 tỷ USD. Trong khi đó, du thuyền siêu sang lại gần như không tăng trưởng.

Vinamilk đồng hành cùng người dân vùng lũ ở Hà Tĩnh, Quảng Bình

Trong hành trình 40 năm thành lập và phát triển,Vinamilk đã dành nhiều tỷ đồng ủng hộ, hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vượt qua khó khăn, mất mát do thiên tai.

Lãnh đạo công ty đã trực tiếp trao nhiều suất quà và số tiền 2 tỷ đồng cho người dân tại 2 địa phương trong các ngày 21-23/10.

Vinamilk vừa tổ chức đoàn công tác trao tặng 1.800 suất quà (mỗi suất một triệu đồng) cho người dân chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt tại Hà Tĩnh và Quảng Bình. Bên cạnh  đó, công ty cũng ủng hộ người dân 2 địa phương 2 tỷ đồng tiền mặt.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, đoàn trao 900 suất quà cho các hộ gia đình ở Cẩm Xuyên, Vũ Quang và Hương Khê. Đặc biệt công ty đã trao tặng sổ tiết kiệm trị giá 6-15 triệu đồng cho 3 trường hợp khó khăn tại Cẩm Xuyên trong đó một gia đình có người thân mất trong đợt lũ vừa qua, một trường hợp là trẻ em mồ côi cha, mẹ bị ung thư và một người già nuôi cháu nhỏ.
900 suất quà cũng sẽ được lãnh đạo công ty gửi tận tay các hộ bị thiệt hại nặng thuộc 9 xã vùng Nam thị xã Ba Đồn của Quảng Bình. Bên cạnh đó, Vinamilk dành 200 triệu đồng để trao tặng những phần quà đặc biệt cho các trường hợp bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản trong bão lũ.
Ông Nguyễn Thanh Tú - Chánh văn phòng, Chủ tịch công đoàn Vinamilk cho biết, đây là khoản tiền của 10.000 cán bộ, công nhân viên công ty trích một ngày lương để đóng góp. Công ty hy vọng với sự hỗ trợ này sẽ giúp người dân 2 địa phương khắc phục hoàn cảnh, vượt qua khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất và sớm ổn định cuộc sống.
vinamilk-dong-hanh-cung-nguoi-dan-vung-lu-ha-tinh-quang-binh
Hơn 1.800 suất quà và số tiền 2 tỷ đồng trong đợt này là tấm lòng của 10.000 cán bộ công nhân viên của Vinamilk trích một ngày lương đóng góp với mong muốn chia sẻ với người dân miền Trung.
Bên cạnh đó, công ty cũng có nguồn quỹ dành cho các chương trình phát triển cộng đồng, đặc biệt là đóng góp xây dựng Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam, chương trình Sữa học đường Quốc gia.
Năm nay, Vinamilk đóng góp cho chương trình Sữa học đường tại 20 tỉnh, thành trên cả nước với tổng số tiền 20 tỷ đồng, tương đương với khoảng gần 4 triệu hộp sữa cho các em học sinh mầm non, tiểu học. Sau gần 10 năm thực hiện chương trình sữa học đường Quốc gia, tổng số lượng học sinh được thụ hưởng từ chương trình là 380.000 em học sinh với tổng ngân sách trợ giá từ Vinamilk là 92 tỷ đồng.
vinamilk-dong-hanh-cung-nguoi-dan-vung-lu-ha-tinh-quang-binh-1
Ngoài hoạt động kinh doanh, công tác cộng đồng luôn được Vinamilk chú trọng suốt 40 năm qua.
Bên cạnh đó, Vinamilk còn gắn bó với chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam từ năm 2008. Đây là một chương trình hướng đến việc tạo cơ hội cho trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước được uống sữa dưới sự chủ trì của Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam thuộc Bộ Lao động, Thương binh và xã hội.
Tính đến nay, sau hơn 9 năm hoạt động, quỹ đã trao tặng hơn 30 triệu ly sữa cho hơn 373.000 trẻ em khó khăn tại Việt Nam với tổng giá trị tương đương 120 tỷ đồng.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, từ đêm 13/10, các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra Nghệ An có mưa rất to, tâm điểm là Quảng Bình. Mưa lớn kết hợp với nhiều thủy điện xả lũ khiến mực nước sông suối dâng cao, tràn vào làng xã, gây ngập nặng, thiệt hại lớn về người và của ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An.

Thương mại điện tử Đức đạt 12,5 tỷ euro ở trong quý III

Trong cơ cấu thành phần, chợ trực tuyến vẫn là địa chỉ bán hàng phổ biến nhất (tạo ra 6,4 tỷ euro trong tổng doanh thu), nhưng theo EcommerceNews, những đơn vị bán hàng đơn kênh, không sử dụng chợ vẫn phát triển.

Quần áo là mặt hàng được mua bán nhiều nhất trên mạng ở Đức, mang về doanh thu 3,1 tỷ euro.

Trong quý III/2016, lĩnh vực bán lẻ trực tuyến tại Đức đạt 12,5 tỷ euro (13,6 tỷ USD). Kết quả này có thể giúp thương mại điện tử tại Đức vượt qua mức dự đoán tăng trưởng 14,7% cả năm 2016 so với 2015, do Hiệp hội thương mại điện tử Đức đưa ra (BEVH). Hiệp hội tổng hợp dữ liệu từ các đơn vị bán lẻ tích cực trong ngành. Bán lẻ nói chung tại Đức đạt doanh thu 13,7 tỷ euro, trong đó thương mại chiếm 91,4%, tương đương 12,5 tỷ euro.
Theo dữ liệu mà BEVH có được, quần áo chiếm phần lớn thị phần của thương mại điện tử tại Đức, tương đương 22,4%, trị giá 3,1 tỷ euro, tăng 200 triệu euro so với cùng kỳ năm ngoái. Danh mục sản phẩm tiêu thụ phổ biến khác là đồ điện tử và công nghệ (2,1 tỷ euro), nội thất và trang trí (960 triệu euro), đồ dùng gia đình (905 triệu euro).
thuong-mai-dien-tu-duc-dat-12-5-ty-euro-trong-quy-iii
"Dữ liệu từ quý III năm nay cho thấy thương mại điện tử Đức tiếp tục phát triển như dự đoán của nhiều chuyên gia. Nhóm sản phẩm đang dạng vào guồng tăng trưởng tiếp tục truyền cảm hứng cho các đơn vị kinh doanh", chuyên gia kinh tế Gerrit Heinemann nhận xét.
 Nhóm này đã tăng trưởng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt doanh số 2 tỷ euro. Trong khi đó, đơn vị bán lẻ đa kênh đạt 4,7 tỷ euro.
Đức, cùng với Anh và Pháp đang là 3 quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử tại châu Âu. Năm 2015, bộ ba này chiếm hơn 60% tổng doanh thu trực tuyến toàn châu lục. Trong đó, Anh đang dẫn đầu quy mô thị trường với 157,1 tỷ euro, nhưng Đức lại là nước số một về số lượng người mua sắm trực tuyến (51,6 triệu người).

Những quảng cáo ở trong cửa hàng hài hước nhất thế giới

Giấy vệ sinh quấn thành váy, két bia xếp thành sân vận động hay chuối rời gắn mác "cô đơn" là những cách bán hàng rất sáng tạo.Những quảng cáo trong cửa hàng hài hước nhất thế giới

Giấy vệ sinh được tận dụng làm thành váy rất sáng tạo.
 
Những két bia thì được tạo hình thành sân vận động để thu hút các quý ông.
 
Máy tính bảng từ thời Victoria (thế kỷ XIX) với giá 2,95 bảng.
 
Tờ giấy dán trong một cửa hàng tiện lợi cạnh cây xăng với dòng chữ: "Bạn muốn mua cái nào? Bao cao su hay bỉm?"
 
Kệ bán chuối trong siêu thị với dòng nhắn nhủ: "Hãy chọn tôi đi! Tôi đang cô đơn đây!"
 
"Khoảnh khắc khi bạn nhìn thấy những quả bơ hoàn hảo trong siêu thị"
 
Thay vì ghi là cà rốt, cửa hàng này lại chú thích đây là "mũi người tuyết".
 
Những sản phẩm này "lạnh giá như trái tim của tôi vậy".
 
Thịt trong cửa hàng này được tạo hình như siêu nhân vậy.
 
Còn đây là chú rồng quảng cáo cho quả thanh long (dragon fruit)

Vốn 10 triệu đồng có thể kinh doanh cái gì?

Tôi là dân ở tỉnh lên TP HCM làm công nhân may đã được 4 năm.

Tôi đang là công nhân may, với số vốn trên thì nên đi bán quà vặt trước cổng trường hay đi bán hàng rong? (Thu Mai).

Độc giả hãy gửi câu hỏi cần tư vấn hoặc chia sẻ những bài viết liên quan đến kinh nghiệm đầu tư, làm giàu về kinhdoanh@vnexpress.net
 Tuy nhiên, lương thấp nên sau khi chi tiêu và phụ một ít cho gia đình giờ tôi chỉ dư được 10 triệu đồng. Năm nay em trai tôi sẽ lên thành phố học nên tôi muốn nghỉ làm để đi buôn bán với hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nuôi em ăn học. 
Tôi rất thích kinh doanh đặc biệt là về lĩnh vực ẩm thực. Nhưng để khởi đầu với số vốn khoảng 10 triệu đồng rất khó. Tôi dự định buôn bán quà vặt và nước ở trước cổng trường hoặc là làm gánh bán hàng rong.
Với hai phương án trên, đâu sẽ là lựa chọn tốt nhất cho tôi? Và tôi phải chú ý những gì khi lựa chọn một trong hai loại hình trên? Rất mong nhận được sự tư vấn nhiệt tình của tất cả các độc giả.

Đàn dê giúp thoát khỏi nghèo của 9x vùng cao


Bắt đầu lập nghiệp từ 2 bàn tay trắng, nhờ năng động trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, Hà Văn Triệu, thanh niên thôn Làng Ven, xã Minh Tiến, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp.

Từ chỗ gia đình luôn thiếu đói, chàng trai trẻ sinh năm 1991 tại vùng cao đã quyết định khởi nghiệp bằng nghề chăn nuôi với vài con dê, và hiện nâng lên 50 con, đồng thời phát triển thêm gà, bò, trâu đem về thu nhập hơn 70 triệu đồng mỗi năm

Triệu sinh năm 1991 ở vùng cao, miền núi đặc biệt khó khăn. Gia đình Triệu trước kia rất nghèo, mấy đám ruộng lúa nước không đủ lương thực cho cả nhà. Sau nhiều đêm trăn trở, tìm hiểu, chàng trai trẻ quyết định nuôi dê bởi nhận thấy khu vực quanh nhà là vùng đồi với nhiều loại cây dại. Năm 2011, Triệu bắt đầu mua vài con dê để chăn nuôi. Sẵn thức ăn, lại chăm chỉ nên đàn dê của Triệu sinh sản đều, số lượng tăng nhanh.
dan-de-giup-thoat-ngheo-cua-9x-vung-cao
Nông dân trẻ Hà Văn Triệu chăm sóc đàn dê sinh sản của gia đình. Ảnh: Khắc Điệp.
Trừ đi số dê đã bán giống, bán thịt để trang trải cuộc sống gia đình, số lượng dê Triệu đang có hiện lên hơn 50 con. Triệu chia sẻ, một con dê cái nuôi dưỡng tốt, sau 10 tháng là bắt đầu đẻ. Mỗi năm, dê cái đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 - 3 con. Dê con nuôi 7 - 8 tháng có thể đạt trọng lượng 30 - 35kg và bán với giá từ 100.000 đến 120.000 đồng mỗi kg, nên thu hồi vốn nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Bình quân mỗi năm gia đình bán được hơn 30 con dê giống, dê thịt. Triệu còn đầu tư nuôi 500 con gà thả vườn và đang bắt đầu phát triển đàn bò, trâu sinh sản với số lượng 7 con. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm chàng nông dân trẻ Hà Văn Triệu lãi 70 triệu đồng. Không những làm giàu cho bản thân, Triệu còn vận động nông dân khác chăn nuôi dê để thoát nghèo.
Anh Nguyễn Đình Văn- Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên xã Minh Tiến cho biết, Triệu là đoàn viên thanh niên tiêu biểu của xã Minh Tiến trong phong trào thanh niên xung kích phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
"Mặc dù gia đình ở vùng đặc biệt khó khăn, nhưng Triệu đã biết tận dụng địa thế để phát triển chăn nuôi và đem lại hiệu quả cao. Đây là mô hình thanh niên tiêu biểu mà hội Liên hiệp thanh niên xã sẽ và nhân rộng tới các thôn, bản khác…”, ông nói.

Hơn 1.000 người đăng ký mua căn hộ rẻ nhất ở Phú Mỹ Hưng

7h ngày 23/10, nhiều khách hàng, nhà đầu tư có mặt tại lễ mở bán diễn ra ở quận 7, TP HCM. Do chỉ có 321 căn bán ra nhưng lượng đăng ký gấp 3 lần nên Phú Mỹ Hưng tổ chức bốc thăm quyền chọn mua. Mỗi người chỉ được mua một căn.

Phú Mỹ Hưng chào bán 321 căn hộ Saigon South Residences với giá từ 2 tỷ đồng một căn, song có hơn 1.000 người đăng ký đặt mua.

Hơn 1.000 người dự buổi mở bán căn hộ rẻ nhất Phú Mỹ Hưng
Hơn 1.000 người dự buổi mở bán căn hộ rẻ nhất Phú Mỹ Hưng sáng ngày 23/10. Ảnh: Minh Trí
Đây là lần đầu tiên ông lớn bất động sản khu Nam Sài Gòn tung ra dòng sản phẩm thuộc phân khúc trung cấp với giá từ 2 tỷ đồng một căn và gặt hái thành công ngoài mong đợi.
"Đợt mở bán này có lượng khách đăng ký đông nhất nhiều năm qua tại Phú Mỹ Hưng, trong đó, 20% là khách nước ngoài", ông Trương Quốc Hưng - Phó tổng giám đốc Công ty Phú Mỹ Hưng cho biết.
Ông đánh giá, hơn 1.000 người có mặt ở buổi mở bán, với hàng trăm người nước ngoài, chứng tỏ sức hút của phân khúc căn hộ tầm trung. Sau thời gian dài chỉ phát triển căn hộ cao cấp, biệt thự hạng sang, có nhiều người, nhất là gia đình trẻ muốn an cư tại Phú Mỹ Hưng để thụ hưởng môi trường sống hiện đại nhưng gặp rào cản về tài chính.
Do đó, dự án Saigon South Residences với giá thấp hơn, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chung của toàn khu đô thị đã ra đời.
14807892-10209507167990224-1946702333-o_
Khách hàng nộp mã số đã được quyền mua để chuẩn bị thủ tục mua nhà. Ảnh: Minh Trí
Các căn hộ Saigon South Residences diện tích sử dụng 60-70m2, thiết kế 2 phòng ngủ, giá từ 1,954 tỷ đến 3,3 tỷ đồng một căn, đã bao gồm quỹ bảo trì và thuế VAT.
Là dòng sản phẩm hướng đến giới trẻ nên lịch thanh toán khá linh hoạt. Từ khi đặt cọc đến lúc nhận căn hộ trong vòng 38 tháng, người mua trả khoảng 50% tổng giá trị hợp đồng. Trong 50% này, khách hàng chỉ chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ 20%. 30% còn lại được ngân hàng cho vay ưu đãi, trả chậm trong 20 năm, phần lãi suất ưu đãi này Phú Mỹ Hưng sẽ chủ động thanh toán cho ngân hàng.
Thời điểm nhận nhà thanh toán tiếp 45% và khoản còn lại 5% sẽ tất toán lúc nhận giấy chủ quyền căn hộ.
Người mua nhà được 30 ngân hàng đối tác của Phú Mỹ Hưng hỗ trợ tài chính và tài sản thế chấp chính là căn hộ vay mua.
Đó cũng là lý do để anh Lê Cao Nhật Minh (quận Gò Vấp, TP HCM) quyết định đặt mua một căn cho gia đình. "Căn hộ tầm 2 tỷ ở khu Nam rất nhiều, nhưng tên tuổi của chủ đầu tư, lịch thanh toán 38 tháng phù hợp với tình hình tài chính cá nhân cùng 69 tiện ích thiết thực là điểm cộng của Saigon South Residences", anh nói.
So với một số dự án trước đây, giá căn hộ khởi điểm 3-4 tỷ đồng thì với dự án này, mức giá tầm 2 tỷ đồng cho một căn hộ hai phòng ngủ, diện tích sử dụng từ 59-70m2
Mỗi căn hộ ở dự án Saigon South Residences có giá từ 2 tỷ đồng một căn. Ảnh:PMH
Saigon South Residences gồm 6 tòa nhà A, B, C, D, E và G, cao 19-29 tầng. Giữa hai khối tòa nhà B với C và D với E liên kết với nhau bởi khối 2 tầng được sử dụng làm shop house, từ tầng 3 trở lên là căn hộ. Tầng 20 của các khối trung tầng thiết kế làm khu vườn trên cao. Mỗi tầng có 10-13 căn hộ, 3 thang máy cho một tòa nhà. 
Mỗi căn hộ đều có 2 mặt thoáng. Điều này không chỉ đưa ánh sáng tự nhiên và gió trời tràn ngập vào từng căn hộ, giúp tiết kiệm việc sử dụng năng lượng, mà còn mang đến tầm nhìn cảnh quan khoáng đạt cho gia chủ.
Toàn công trình có diện tích 32.902m2, trong đó diện tích đất xây dựng chiếm hơn 31%, gần 69% còn lại dành cho không gian xanh mở, công trình tiện ích. Tại đây có nhiều hạng mục chưa từng xuất hiện tại các dự án trước đó trong Phú Mỹ Hưng, như vườn thể thao đa năng, khu công viên nước kết hợp hồ bơi rộng 1.700m2. 
Saigon South Residences tọa lạc trên Đại lộ Nguyễn Hữu Thọ - trục giao thông huyết mạch kết nối phía Nam với quận huyện khác của TP HCM và các vùng lân cận.
Dự án hoàn thành vào cuối năm 2019, trùng với thời điểm nhiều công trình hạ tầng giao thông khu Nam sẽ đi vào vận hành. Do đó, cư dân sẽ hưởng trọn vẹn tiện ích nội khu và ngoại khu.

15 tập đoàn, tổng công ty vẫn có trên 90% vốn của Nhà nước

Theo báo cáo về tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 2011-2015 và 9 tháng 2016 vừa được Chính phủ gửi tới Quốc hội, 5 năm qua đã có 508 doanh nghiệp cổ phần hoá với tổng giá trị thực tế doanh nghiệp gần 761.000 tỷ đồng, trong đó giá trị phần vốn Nhà nước hơn 188.270 tỷ. 

Sau quá trình bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), Nhà nước hiện vẫn giữ trên 90% vốn điều lệ tại 15 tập đoàn, tổng công ty lớn.

Tốc độ cổ phần hoá các “ông lớn” doanh nghiệp được ghi nhận tăng lên nhanh chóng trong 5 năm qua. Đơn cử, năm 2015 có 220 doanh nghiệp cổ phần hoá, gấp hơn 15 lần con số của 4 năm trước.

Tuy nhiên, tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước có vẻ đang chậm lại, khi 9 tháng năm 2016 chỉ có 49 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hoá, với tổng giá trị thực tế doanh nghiệp gần 32.000 tỷ đồng, trong đó phần vốn Nhà nước là gần 23.000 tỷ. 
Cũng theo báo cáo, trong số 557 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hoá từ 2011 đến hết tháng 9/2016, đã có 426 doanh nghiệp bán xong cổ phần lần đầu (IPO), thu về 43.475 tỷ đồng. Số còn lại đang tiến hành các bước để IPO.
Sau IPO, Nhà nước vẫn nắm giữ trên 90% vốn điều lệ tại 15 tập đoàn, tổng công ty lớn. Vốn Nhà nước còn lại tại Tổng công ty Lilama hiện lớn nhất, tới 98%. Kế đến là Tổng công ty Hàng không Việt Nam với tỷ lệ Nhà nước nắm giữ vốn 95,5%.
Tỷ lệ này tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là 94,99%, Tổng công ty Thép Việt Nam là 93,6%, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam có 92,5% vốn Nhà nước và tại Tổng công ty Viglacera Nhà nước nắm giữ 93% vốn điều lệ.
15-tap-doan-tong-cong-ty-van-co-tren-90-von-nha-nuoc
Nhà nước hiện vẫn giữ 94,4% vốn điều lệ tại Petrolimex.
Ngoài ra, Nhà nước còn nắm giữ 65% vốn tại 82 doanh nghiệp; giữ 50% vốn tại 96 doanh nghiệp; có 156 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và 22 doanh nghiệp cổ phần hóa cùng công ty mẹ.
Giải thích về tỷ lệ vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp hiện còn cao, báo cáo chỉ ra, là do lượng cổ phần chào bán ra công chúng đạt thấp so với phương án cổ phần hóa doanh nghiệp.
Mặt khác, số lượng doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối khi cổ phần hóa còn lớn nên làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp và là rào cản của quá trình đổi mới quản trị doanh nghiệp.
Chính phủ cũng ghi nhận, sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đều có tốc độ tăng trưởng ấn tượng cả về tài sản, vốn, doanh thu và lợi nhuận…
Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận cơ chế cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hiện nay đã bộc lộ một số điểm cần khắc phục và hoàn thiện. Cụ thể, cần tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp 100% vốn thuộc các tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn; rà soát lại cơ chế bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược tránh lợi dụng (đặc biệt là hạn chế phương thức bán thỏa thuận)…
Bên cạnh đó, việc thoái vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp đã cổ phần hóa có gắn với quyền sử dụng đất cần phải được điều chỉnh, hoàn thiện để tránh thất thoát vốn Nhà nước.

Căn hộ 2 tỷ đồng của Phú Mỹ Hưng 'cháy hàng' ở trong lần đầu chào bán

Sáng ngày 23/10, hơn 1.000 khách hàng, nhà đầu tư có mặt tại buổi mớ bán đợt một căn hộ Saigon South Residences diễn ra ở quận 7, TP HCM.

Hơn 90% trong tổng số 521 căn hộ Saigon South Residences có giá từ 2 tỷ đồng đã được đặt mua, vượt dự kiến 200 căn.

Sáng ngày 23/10, hơn 1.000 khách hàng đã đến tham dự sự kiện công bố đợt 1 dự án căn hộ Saigon South Residences của chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng được tổ chức tại trung tâm Hội nghị Yến tiệc Adora, quận 7, TP.HCM.  Theo kế hoạch, chủ  đầu tư công bố 321 căn hộ của tòa nhà A với phương thức rút thăm lượt thứ tự ưu tiên chọn sản phẩm công khai, minh bạch theo đúng quy định. Tuy nhiên, do lượng khách tham dự rút thăm cao hơn gấp 3 lần so với lượng căn hộ được đưa ra và chỉ trong khoảng 2 giờ, 100% căn hộ thuộc tòa nhà A đã được khách hàng đặt mua. Vì vậy, với mong muốn khách hàng có thêm cơ hội để sở hữu căn hộ Saigon South Residences, chủ đầu tư quyết định đưa ra thêm một phần tòa nhà B với 200 căn hộ.

can-ho-gia-re-nhat-o-phu-my-hung-chay-hang-trong-lan-dau-chao-ban-2
Do số lượng sản phẩm chào bán chỉ 321 căn thuộc tòa A, trong khi lượng khách đăng ký hơn 1.000 người nên ban tổ chức tiến hành bốc thăm chọn quyền mua. 
68% căn hộ Saigon South Residences có 2 phòng ngủ, diện tích sử dụng 60-70m2. Phần còn lại 3 phòng ngủ, diện tích sử dụng 87-97m2. Giá bán từ 1,954 tỷ đến 3,3 tỷ đồng một căn, đã bao gồm quỹ bảo trì và thuế VAT.
can-ho-gia-re-nhat-o-phu-my-hung-chay-hang-trong-lan-dau-chao-ban-3
Những ai bốc thăm thành công mới được làm thủ tục để chuyển sang khu vực chọn mua sản phẩm. Mỗi người chỉ mua một căn duy nhất.
can-ho-gia-re-nhat-o-phu-my-hung-chay-hang-trong-lan-dau-chao-ban-5
Đây là lần đầu tiên Phú Mỹ Hưng tung ra dòng sản phẩm căn hộ có giá từ 2 tỷ đồng. "Đợt ​mở bán này có lượng khách đăng ký đông nhất nhiều năm qua tại Phú Mỹ Hưng, cho thấy nhu cầu của người dân ở phân khúc căn hộ tầm trung rất lớn", ông Trương Quốc Hưng - Phó tổng giám đốc Công ty Phú Mỹ Hưng nhận định.
can-ho-gia-re-nhat-o-phu-my-hung-chay-hang-trong-lan-dau-chao-ban-6
Nhiều khách hàng là người nước ngoài có mặt tại buổi mở bán. Ông Hưng cho biết sẽ nghiên cứu quỹ đất hiện tại cùng phân tích thị trường để có thể đưa ra các dự án tương tự, đáp ứng nhu cầu mua nhà ở thực của người dân vốn ở mức cao.
can-ho-gia-re-nhat-o-phu-my-hung-chay-hang-trong-lan-dau-chao-ban-7
Chưa đến 2 giờ đồng hồ, toàn bộ 321 căn thuộc block A được chọn mua và đặt cọc. Chủ đầu tư quyết định đưa ra thêm một phần tòa nhà B với 200 căn hộ và cũng đã sớm có chủ.
Như vậy, hơn 90% trong tổng số 521 căn hộ Saigon South Residences được khách hàng chọn mua.
can-ho-gia-re-nhat-o-phu-my-hung-chay-hang-trong-lan-dau-chao-ban-9
Người mua hưởng lịch thanh toán 38 tháng kể từ lúc đặt cọc đến khi nhận nhà, trả trước 50% giá trị căn nhà. Trong đó, giai đoạn đặt cọc là 15%, được chia làm 2 lần trả cách nhau 60 ngày. Hợp đồng mua bán được ký sau đó 6 tháng tức tháng 6/2017 với 5% giá trị. Từ lúc ký hợp đồng đến thời điểm căn hộ được bàn giao tháng 10/2019, tổng giá trị thanh toán là 30% với mức trung bình chỉ 1% một tháng, tương đương 20 triệu đồng. Phần còn lại 45% thanh toán thời điểm nhận nhà, cuối năm 2019 và 5% cuối cùng sẽ thanh toán lúc nhận giấy chủ quyền.
Có 30 ngân hàng hỗ trợ cho vay với tài sản thế chấp là căn hộ Saigon South Residences.
can-ho-gia-re-nhat-o-phu-my-hung-chay-hang-trong-lan-dau-chao-ban-10
Những khách hàng đã đặt cọc nhận sách thiết kế do Phú Mỹ Hưng cùng nhiều đối tác giới thiệu các mẫu căn hộ đẹp, giúp người mua nhà tiết kiệm thời gian tìm hiểu, chọn cho mình phong cách sống phù hợp.
Dự án Saigon South Residences hoàn thành vào cuối năm 2019, trùng với thời điểm nhiều công trình hạ tầng giao thông khu Nam sẽ đi vào vận hành. Do đó, cư dân sẽ hưởng trọn vẹn tiện ích nội khu và ngoại khu.
Xem video buổi mở bán dự án Saigon South Residences